Công Nguyên là gì? Nhiều người hiểu lầm rằng, Công Nguyên là mốc năm 0 (năm Chúa Jesus ra đời), năm 0 trở về trước là Trước Công Nguyên, thì năm 0 trở về sau là Sau Công Nguyên. Thực tế không phải như vậy, Nguyên là Kỷ Nguyên, tiếng Anh là Era, Công Nguyên được dịch từ Common Era, gọi tắt là CE, cách gọi khác là Anno Domini (AD), tức là từ năm 0 đến hiện tại (2020), vẫn chưa hết kỷ nguyên này, chúng ta vẫn đang sống TRONG CÔNG NGUYÊN. Nên hiện tại chỉ có: * Trước Công Nguyên: BC (Before Christ) hoặc BCE (Before Common Era) * Trong Công Nguyên: AD (Anno Domini) hoặc CE (Common Era) hoặc Christian Era, nghĩa là Kỷ Nguyên của Thiên Chúa. Tiếng Anh và tiếng Latin đều không hề có chữ AFTER nào ở đây cả. Cụm Sau Công Nguyên có thể sau này sẽ có, nhưng sẽ còn rất lâu rất lâu nữa, sau khi kỷ nguyên loài người kết thúc hoặc có một biến cố nào đó cực kỳ lớn khiến nhân loại quyết định kết thúc Kỷ Nguyên của Thiên Chúa, chuyển sang kỷ nguyên mới và đặt tên cho nó.
Còn hiện tại, không có lý do gì để dùng cụm “Sau Công Nguyên” cả. Nếu không biết Công Nguyên là gì thì thôi, nhưng đã biết rồi, thì nghe cụm “Sau Công Nguyên” rất sai trái đúng không nào.
Vậy, đối với các năm sau năm 0, thì đơn giản là đọc số năm là được, còn muốn nhấn mạnh và phân biệt rõ ràng với Trước CN, thì gọi là “Năm thứ 10 Công Nguyên”, “Năm 202 CN”, hoặc chỉ cần gọi “Vào năm 10”, “Vào năm 202” là hiểu rồi, vì nếu Trước CN thì người ta đã nêu rõ là Trước CN rồi. Đây cũng là vấn đề các nhà khoa học, học giả, sử học, tác giả sách… Việt Nam đang nhắc nhở nhau thường xuyên ở các diễn đàn khoa học, văn học, lịch sử… Nhớ nhé, nhớ nhé! Chúng ta vẫn đang ở TRONG CÔNG NGUYÊN! Nhớ nhé!